Cây phan tả diệp hay còn gọi là tiêm diệp, hiệp diệp, tên khoa học là Senna Alexandrina. Đây là loại cây bụi, có chiều cao từ 0,5 – 1m, thường mọc hoang ở những nước nhiệt đới. Lá của cây phan tả diệp được phơi khô và chế biến thành trà hoặc sắc uống.
Theo đông y, phan tả diệp vị ngọt, đắng tính hàn quy kinh Đại trường. Có tác dụng tả hạ thanh nhiệt, chủ trị các chứng thực nhiệt mà đi đại tiện bí, làm sạch đường ruột trước phẫu thuật.
Cây phan tả diệp trong tự nhiên. |
Sách Hiện đại thực dụng Trung Dược: “Phan tả diệp dùng ít, vị đắng có tác dụng kiện vị, giúp cho tiêu hóa. Uống liều lượng thích hợp có tác dụng tẩy xổ nhẹ, muốn xổ mạnh uống 4 – 6g thuốc ngâm kiệt sau mấy giờ có hiệu quả”.
Bộ phận dùng làm thuốc của cây phan tả diệp là phần lá được phơi hoặc sấy khô ở nhiệt độ từ 40 – 50 độ C.
Tác dụng của cây phan tả diệp
– Nhuận tràng và chữa táo bón: Lá phan tả diệp chứa chất xơ cao, giúp nhuận tràng và điều trị táo bón. Chất xơ giúp cung cấp chất xơ gấp 4 lần so với nhiều loại thực phẩm rau củ quả, giúp điều trị táo bón và ngăn ngừa bệnh tật.
– Đào thải độc tố trong đường ruột: Lá phan tả diệp có khả năng đào thải độc tố có trong đường ruột, giúp duy trì sức khỏe đường ruột và ngăn ngừa các bệnh về đường ruột như tiểu đường, béo phì, và rối loạn tiêu hóa.
– Giảm nhiệt cơ thể: Lá phan tả diệp có tác dụng làm mát cơ thể, hỗ trợ việc hạ men gan, lọc máu, tẩy độc gan, giảm nhiệt cơ thể, làm sạch cơ thể và giúp giảm mụn và vết đốm.
Bộ phận dùng làm thuốc của cây phan tả diệp là phần lá được phơi hoặc sấy khô. |
– Lá phan tả diệp giảm cân và duy trì vóc dáng: Lá phan tả diệp có khả năng giúp giảm cân bằng cách cải thiện quá trình tiêu hóa, loại bỏ mỡ thừa và độc tố.
– Hỗ trợ điều trị số bệnh ngoài da: Với làn da sần sùi, mụn nước sưng ngứa thì lá phan diệp sẽ hỗ trợ điều trị và phục hồi hiệu quả nhờ đặc tính kháng khuẩn.
– Trị rối loạn tiêu hóa: Lá phan tả diệp có thể được sử dụng để điều trị rối loạn tiêu hóa, đặc biệt khi kết hợp với các bài thuốc khác như binh lang, đại hoàng hoặc sơn tra.
– Thải độc gan: Các hoạt chất trong lá phan tả diệp kích thích enzym gan để thải độc, giúp làm sạch gan và loại bỏ các chất có thể gây hại.
Bài thuốc dân gian từ phan tả diệp
– Chữa ăn uống không tiêu, bụng ngực đầy trướng, táo bón: Ngày dùng 1 – 2g, nhuận tràng với liều 3 – 4g, tẩy mạnh với liều 5 – 7g dưới dạng thuốc sắc hay thuốc pha.
– Hỗ trợ điều trị táo bón: Mỗi ngày dùng phan tả diệp khô 3 – 6g, nặng có thể dùng 10g, dùng nước sôi hãm uống.
+ Phan tả diệp 6g, chỉ thực 6g, hậu phác 9g, sắc uống; hỗ trợ điều trị táo bón do nhiệt tích.
+ Phan tả diệp 4 – 6g, đại hoàng 9g, trần bì 4g, hoàng liên 3g, đinh hương, sinh khương đều 3g, sắc uống; Hỗ trợ điều trị táo do thực tích.
– Giúp chức năng ruột hồi phục nhanh sau phẫu thuật: dùng phan tả diệp 4g, hãm nước sôi uống.
– Hỗ trợ điều trị rối loạn tiêu hóa bụng đầy: Phan tả diệp 2g, binh lang, đại hoàng đều 3g, sơn tra 10g, sắc uống.
– Dùng thay thụt ruột trước khi mổ vùng hậu môn: chiều hôm trước phẫu thuật nhịn ăn, 3 giờ chiều hãm nước sôi phan tả diệp 10g uống.
– Hỗ trợ thải độc gan: Sử dụng lá phan tả diệp kết hợp với cà gai leo và khoảng 1,5-2 lít nước hàng ngày có thể giúp lọc máu và thải độc gan hiệu quả. Điều này cũng có thể giúp điều trị các bệnh sốt gây ra bởi nhiễm khuẩn hoặc nhiễm trùng.
Phan tả diệp chủ trị các chứng bệnh liên quan tới tiêu hóa. |
– Thanh nhiệt, điều trị mụn nhọt: Sử dụng 12 gram lá phan tả diệp để hãm với nước sôi, sau đó lọc bỏ bã lá và uống hết một lần. Sử dụng hàng ngày với 2 thang cho đến khi có sự cải thiện về tiêu tiện.
– Trị rối loạn tiêu hóa bụng đầy: Kết hợp phan tả diệp 2 gram, binh lang 3 gram, đại hoàng 3 gram, sơn tra 10 gram, hãm sắc và uống.
– Hỗ trợ giảm cân, điều trị béo phì: Sử dụng 20 gram lá phan tả diệp để hãm cùng 1,5 lít nước và uống thay nước lọc hàng ngày. Lượng nước hoặc lá có thể được điều chỉnh tùy thuộc vào tình trạng của bạn, nhưng không nên vượt quá 30 gram mỗi ngày.
Lưu ý khi sử dụng phan tả diệp
Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu:
– Đang sử dụng các loại thuốc khác.
– Dị ứng với bất kỳ chất nào của cây phan tả diệp hoặc các loại thuốc và thảo mộc khác.
– Có bất kỳ bệnh lý hay tình trạng rối loạn như: Mất nước, tiêu chảy hoặc phân lỏng; Đau bụng, tắc ruột, viêm loét đại tràng, viêm ruột thừa, bệnh Crohn, viêm dạ dày, sa hậu môn, trĩ; Bệnh tim.
– Có tiền sử dị ứng với thực phẩm, thuốc nhuộm, chất bảo quản hay động vật.
Nguồn : Tạp chí sức khỏe việt .
Có thể bạn quan tâm
Đẩy mạnh phát triển sản phẩm y học cổ truyền phục vụ khách du lịch
10 loại nước uống từ thảo dược tốt cho sức khỏe trong mùa đông lạnh
Công Tác Thiện Nguyện Hội chử thập Đỏ Thị Trấn Thường Thới Tiền Huyện Hồng Ngự Tỉnh đồng Tháp lần 3
Nguyên tắc xét tặng giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông về công tác y dược cổ truyền