Nam Dược An Giang – Thuốc nam cho người việt
Bài thuốc cổ 1.500 tuổi Tiểu thanh long thang vừa hỗ trợ cải thiện triệu chứng ho đờm, khản tiếng…vừa hạn chế tình trạng tái phát viêm đường hô hấp, viêm phế quản, giúp đường hô hấp thông thoáng.
Bài thuốc cổ Tiểu thanh long thang
Trương Cơ tự Trọng Cảnh (Trương Trọng Cảnh) là thầy thuốc Trung Quốc sống thời Đông Hán. Ông được coi là một trong những nhân vật quan trọng nhất của lịch sử Đông y vì những đóng góp mang tính hệ thống về cả lý luận và thực nghiệm. Tác phẩm quan trọng nhất của ông, Thương hàn tạp bệnh luận tuy đã thất lạc trong giai đoạn Tam Quốc nhưng sau đó đã được tổng hợp lại thành hai tập sách Thương hàn luận và Kim quỹ yếu lược, đây là hai trong bốn bộ sách quan trọng nhất của Đông y.
TIỂU THANH LONG THANG (Thương hàn luận)
Thành phần:
1 Ma hoàng 12g 2 Quế chi 12g 3 Bán hạ 12g 4 Tế tân 6g 5 Bạch thược 12g
6 Can khương 12g 7 Chích thảo 12g 8 Ngũ vị tử 6g
Giải thích bài thuốc:
-
Ma hoàng, Quế chi có tác dụng phát hãn, giải biểu, tuyên phế, bình suyễn.
-
Bạch thược hợp Quế chi để điều hòa vinh vệ.
-
Can khương, Tế tân vừa có tác dụng phát tán phong hàn, vừa ôn hóa
-
đờm ẩm.
-
Bán hạ trị táo thấp, hóa đờm.
-
Ngũ vị tử liễm phế, chỉ khái.
-
Cam thảo làm giảm bớt tính cay nóng của Ma hoàng, Quế chi,
-
Can khương.
Tác dụng: Giải biểu, tán hàn, ôn phế, hóa ẩm. Dùng trong các trường hợp ngoại cảm phong hàn bên trong thủy thấp, đờm ẩm ứ trệ có triệu chứng sợ lạnh, phát sốt không ra mồ hôi, ho suyễn, đờm trắng loãng; nặng thì khó thở không nằm được hoặc chân, mặt phù, miệng không khát, rêu lưỡi trắng, nhuận, mạch phù, khẩn.
Cách dùng: Sắc nước, chia 3 lần uống trong ngày.
Tiểu thanh long thang là bài thuốc cổ phương được biết đến trong cuốn Thương hàn luận, gồm 8 vị thuốc được phối hợp hài hòa theo quy luật cổ phương: Quân, Thần, Tá, Sứ; chủ trị chứng háo suyễn. Háo suyễn trong Đông y bao gồm nhiều bệnh lý theo quan niệm của Tây y như hen phế quản, viêm phế quản mạn tính, phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD).
Bàn về nguyên nhân, cơ chế sinh chứng háo suyễn, Danh y Tuệ Tĩnh trong cuốn Hồng nghĩa giác tư y thư viết: “Phần do phế hư gặp lạnh, hoặc phế thực mà gặp lạnh hoặc bị thủy khí, hoặc do sợ, khí uất lồng lên, hoặc âm hư hoặc khí hư, hoặc đờm tắc – hơi thở gấp. Tỳ vị hư mà hỏa xông lên…”
Đông y quan niệm háo suyễn không phải chỉ là bệnh ở một “nơi” trên cơ thể mà là vấn đề của toàn cơ thể bởi cơ thể con người là một thể hữu cơ thống nhất và thân thể chính là tấm gương của nội tạng (tạng – phủ); khi tạng phủ suy yếu mất cân bằng thì gây nên các bệnh lý. Đối với háo suyễn, căn nguyên là do:
– Tỳ hư mất đi sự kiện vận, tích thấp sinh đàm, dần dần tích luỹ từ trung tiêu mà đưa lên phế, làm phế trướng mãn và phế khí không tuyên thông, khó hạ giáng, làm hô hấp bị trở ngại mà phát thành suyễn. Tỳ hư sinh đàm, đàm dưới dạng nhầy, đục, đặc, do nôn, do khạc ra hay nghe thấy tiếng lọc xọc trong cổ, trong ngực khi ho, khi thở…
– Phế – thận hư nhược: Do chức năng chủ yếu của tạng phế là chủ khí và điều hành hô hấp, cho nên trong Hoàng đế – Nội kinh có nói “hễ là khí cấp – suyễn thở các bệnh chứng thuộc khí phận, ngực, tức đều thuộc phế”. Hô hấp bình thường ngoài dựa vào phế khí túc giáng ra, còn yêu cầu quyền nhiếp nạp của tạng thận. Thận chủ nạp khí, thận có tác dụng hỗ trợ phế khí hít khí và giáng khí. Một khi nguyên khí của thận bị tổn thương, khí mất đi sự nhiếp nạp, thì thở vào không về tới gốc, khí nghịch dồn lên mà thành suyễn.
Từ đó, để điều trị chứng háo suyễn, Đông y cho rằng phải phục hồi chức năng nội tạng mà chủ yếu là Tỳ, Phế, Thận nhờ đó sức đề kháng của cơ thể tăng lên, các kháng thể tự sinh ra, ức chế các vi rút, tiêu viêm, khí quản và phế quản trở lại bình thường, đờm được tiêu trừ, hen, viêm phế quản, tình trạng tắc nghẽn mạn tính không còn nữa.
Sở dĩ bài thuốc cổ phương Tiểu Thanh Long thang hiệu quả đối với chứng háo suyễn là bởi sự phối hợp tài tình giữa công năng của các vị thuốc làm thuyên giảm các triệu chứng của bệnh, nâng cao chức năng vận hóa của các tạng phủ trong cơ thể, sức khỏe tổng thể được nâng cao.
Với hiệu quả đã được khẳng định qua hơn nghìn năm ứng dụng trong điều trị chứng háo suyễn, bài thuốc cổ phương Tiểu thanh long thang đã được gia giảm và bào chế thành phẩm dưới dạng cao lỏng thảo dược vừa tiện sử dụng, vừa đáp ứng được trong điều trị nhiều thể bệnh khác nhau thuộc chứng háo suyễn của Đông y.
Nguồn : biên soạn từ Nam Dược An Giang .
Có thể bạn quan tâm
Đẩy mạnh phát triển sản phẩm y học cổ truyền phục vụ khách du lịch
10 loại nước uống từ thảo dược tốt cho sức khỏe trong mùa đông lạnh
Công Tác Thiện Nguyện Hội chử thập Đỏ Thị Trấn Thường Thới Tiền Huyện Hồng Ngự Tỉnh đồng Tháp lần 3
Nguyên tắc xét tặng giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông về công tác y dược cổ truyền