Công dụng và các bài thuốc chữa bệnh từ dâu tằm

Theo Y học cổ truyền, quả dâu chín phơi hay sấy khô (gọi là tang thầm) có công hiệu bổ âm huyết, sinh tân dịch, nhuận táo. Dùng cho các trường hợp can thận âm hư, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, điếc tai, bệnh đái tháo đường, tiểu khó, táo bón, râu tóc bạc sớm, đau sưng khớp, đau lưng mỏi gối, hồi hộp mất ngủ, lao hạch, đau mỏi khớp.

Đặc điểm của cây dâu

Cây dâu tằm còn được gọi với các tên như dâu cang, tầm tang…tên khoa học là Morus alba L. Morus acidosa thuộc họ dâu tằm moraceae. Cây dâu tằm là cây gỗ cao khoảng từ 2 đến 3m, lá mọc so le hình bầu dục. mép lá có răng cưa. Hoa mọc thành bông hay khối hình cầu, quả dâu khi mới mọc có màu xanh, sau đó chuyển đỏ và cuối cùng có màu đen sẫm, được dùng để ăn, làm thuốc hay ngâm rượu.

Cây dâu là loại cây ưa ẩm và sáng thường được trồng ở những nơi như bãi sông, đất bằng, cao nguyên…Loại cây này thu quả chín vào tháng 5 đến tháng 7 hàng năm, quả hái khi ngả màu đen và được dùng tươi hay khô.

Quả dâu tằm không chỉ có vị chua, ngọt ăn khá ngon thì trong quả dâu cũng có nhiều thành phần dưỡng chất có lợi cho sức khỏe như đường, protein, acid hữu cơ, vitamin B1, vitamin C, carotene, chất chống oxy hóa, chất xơ…

Theo đông y quả dâu chín còn được gọi với cái tên là tang thầm có vị ngọt tính mát. Có tác dụng bổ huyết, bổ can thận, nhuận tràng, giải khát.

Tác dụng và bài thuốc từ quả dâu tằm
                                                      Dâu tằm là loại dược liệu quý trong Y học cổ truyền

Công dụng dâu tằm

Theo y học cổ truyền

Vỏ cây dâu tằm (tang bạch bì) có vị ngọt, tính mát; Tác dụng chữa các chứng ho có đờm, ho lâu ngày có sốt, lợi tiểu.

Lá dâu tằm (tang diệp) có vị ngọt đắng, tính mát; Tác dụng chữa cảm mạo, sốt , an thần, cao huyết áp, tăng tiết mồ hôi và làm tiêu đờm.

Quả dâu tằm (tang thầm) có vị ngọt, tính mát; Tác dụng thanh nhiệt, bổ huyết, hỗ trợ tiêu hóa.

Cây ký sinh trên cây dâu (tang ký sinh) có tác dụng an thai, bổ gan thận, sử dụng trong các chứng đau nhức xương khớp.

Tổ bọ ngựa trên cây dâu (tang phiêu tiêu) tác dụng lợi tiểu, chữa chứng đái dầm, tiểu nhiều, di tinh, liệt dương.

Theo y học hiện đại

Lá dâu tằm chứa acid amin tự do (phenylalanin, leucin, alanin, arginin, sarcosin, acid pipercholic …); protid, vitamin C, B1, D; acid hữu cơ : succinic, propionic, isobutyric …., tanin. Quả có đường, protid, tanin, vitamin C.

Cành dâu tằm chứa Mulberrin, mulberrochromene, cyclomulberrin, morin, dihydromorin, dihydrokaempferol, maclurin.

Quả dâu tằm tươi có tới: 88% nước, 60 calo, ngoài ra còn có thêm 9,8% carbs (là những loại đường đơn giản chẳng hạn như glucose và fructose) , 1,7% chất xơ (gồm chất xơ hòa tan (25%) ở dạng pectin và không hòa tan (75%) ở dạng lignin giúp hỗ trợ tiêu hóa, giảm mức cholesterol), 1,4% protein và 0,4% chất béo.

Ngoài ra dâu tằm còn chứa nhiều vitamin và các loại khoáng chất như: vitamin C, sắt, vitamin K1, kali, vitamin E… đây đều là những dưỡng chất tốt cho cơ thể.

Tác dụng và bài thuốc từ quả dâu tằm

Dâu tằm có chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe cùng hương vị ngọt ngào

Nhờ các chất trên dâu tằm có các dụng sau:

Hạ cholesterol

Cholesterol trong máu tăng cao có liên quan đến tăng nguy cơ mắc bệnh tim vì vậy nếu như bạn ăn hay uống nước từ dâu tằm sẽ giúp giảm chất béo dư thừa và giảm mức cholesterol. Ngoài ra, một số nghiên cứu chứng minh dâu tằm có khả năng làm giảm sự hình thành chất béo trong gan, ngăn ngừa bệnh gan nhiễm mỡ.

Kiểm soát lượng đường trong máu

Dâu tằm chứa hợp chất 1 deoxynojirimycin (DNJ), chất ức chế một loại enzyme trong ruột phá vỡ carbs, một loại đường làm tăng mức đường huyết nhanh chóng gây nguy hiểm cho những người bị bệnh tiểu đường. Vì vậy quả dâu tằm rất có lợi trong việc kiểm soát bệnh đái tháo đường.

Hỗ trợ tiêu hóa

Dâu tằm là loại quả giàu chất xơ hòa tan vì vậy nếu bạn ăn dâu tằm sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động ổn định.

Tăng cường hệ thống miễn dịch

Vitamin C là một vũ khí phòng thủ mạnh mẽ giúp gia tăng sức đề kháng chống lại bệnh tật. Vì vậy bạn chỉ cần một khẩu phần nhỏ dâu tằm cũng gần như cung cấp đủ nhu cầu vitamin C cho cơ thể trong ngày, giúp cơ thể khỏe mạnh, có một vũ khí mạnh để chống lại bệnh tật.

Ngăn ngừa lão hóa sớm

Dâu tằm có chứa nhiều vitamin A, C, E cùng với các thành phần carotenoid như lutein, beta carotene, zeaxanthin, và alpha carotene. Những chất này giúp chống lại quá trình oxy hóa, chống lại sự tấn công của các gốc tự do giúp cho da mịn màng, tóc đen bóng và khỏe mạnh.

Quả dâu tằm tốt cho mắt

Quả dâu tằm có chứa zeaxanthin, giúp giảm stress oxy hóa trong các tế bào mắt. Các carotenoit có trong dâu tằm hỗ trợ ngăn ngừa đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng.

Cải thiện hệ miễn dịch, ngừa cảm cúm thông thường

Dâu tằm giúp cải thiện hệ thống miễn dịch bằng cách kích hoạt các đại thực bào thông qua alcaloid có trong chúng. Đại thực bào giữ cho hệ thống miễn dịch luôn trong trạng thái “tỉnh táo” giúp ngăn ngừa các tác nhân xấu ảnh hưởng đến sức khỏe. Ngoài ra, dâu tằm cũng chứa vitamin C, một yếu tố quan trọng giúp tăng cường miễn dịch.

Cúm hoặc cảm lạnh là những bệnh vặt rất dễ gặp phải và ăn dâu tằm có thể giải quyết vấn đề đó. Quả dâu tằm trắng đã được sử dụng trong các phương thuốc dân gian cho các tình trạng bệnh trên. Quả dâu tằm hoạt động như một chất diệt khuẩn nhằm ngăn ngừa, điều trị cúm và cảm lạnh nhờ vào các khoáng chất tốt.

Xây dựng mô xương

Dâu tằm chứa vitamin K, canxi và sắt. Đây là sự kết hợp tốt nhất của các chất dinh dưỡng để duy trì và xây dựng các mô xương chắc khỏe. Các chất dinh dưỡng này giúp xương đảo ngược các dấu hiệu thoái hóa xương, ngăn ngừa những rối loạn xương như loãng xương, viêm khớp

Giải khát, hỗ trợ chữa táo bón

Nước dâu tằm có tác dụng thanh nhiệt, giải độc khá hiệu quả. Đặc biệt nếu ai bị mụn nhọt, nóng trong người thì có thể sử dụng loại nước này hằng ngày để cải thiện. Bên cạnh đó, nước dâu tằm còn chứa khá nhiều vitamin C nên sẽ có tác dụng hỗ trợ điều trị táo bón hiệu quả.

Tốt cho tim mạch

Uống nước dâu tằm thường xuyên sẽ giúp giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể, từ đó giúp ngăn ngừa hiệu quả các vấn đề về tim mạch. Bên cạnh đó, các chất chống oxy hóa, polyphenol hay flavonoid trong nước dâu tằm cũng sẽ tạo điều kiện thúc đẩy cho hệ tim mạch phát triển khỏe mạnh, giúp duy trì lưu lượng máu ổn định và ngăn ngừa các cơn đau tim, đột quỵ...

Hỗ trợ giảm cân

Một hệ tiêu hóa khỏe mạnh sẽ là tiền đề giúp duy trì cân nặng hợp lý. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, người thường xuyên sử dụng nước dâu tằm hay quả dâu tằm sẽ có thể giảm được 10% trọng lượng cơ thể trong gần 3 tháng. Ngoài ra, khi uống nước dâu tằm đều đặn và đúng cách thì mỡ thừa ở eo, đùi… cũng được cải thiện khá hiệu quả.

Ngăn ngừa lão hóa

Không chỉ tốt cho sức khỏe, nước dâu tằm còn rất tốt cho sắc đẹp nữa. Trong nước dâu tằm có chứa resveratrol có tác dụng bảo vệ da tránh khỏi những tia UV có hại. Bên cạnh đó, nhờ chất chống oxy hóa dồi dào mà nước dâu tằm còn giúp cho làn da của bạn luôn khỏe mạnh, đồng thời hạn chế nếp nhăn xuất hiện.

Tốt cho xương khớp

Trong nước dâu tằm có chứa canxi, sắt và vitamin K. Đây đều là những chất dinh dưỡng thiết yếu để xây dựng và duy trì mô xương chắc khỏe, ngăn ngừa các rối loạn xương như viêm khớp, loãng xương…

Tăng cường hệ miễn dịch

Thường xuyên uống nước dâu tằm sẽ giúp cho hệ miễn dịch của bạn hoạt động hiệu quả hơn. Lý do là bởi thành phần của nó có chứa vitamin C.

Hỗ trợ hạ chỉ số đường huyết

Với những người mắc đái tháo đường type 2 thì luôn phải cẩn thận khi ăn các thực phẩm chứa nhiều carbs. Trong khi đó, nước dâu tằm có chứa 1-deoxynojirimycin (DNJ), có tác dụng ức chế 1 loại enzyme phá vỡ carbs. Chính vì thế, thường xuyên sử dụng nước dâu tằm sẽ rất có lợi cho quá trình điều trị bệnh đái tháo đường.

Thường xuyên uống nước dâu tằm sẽ giúp cho hệ miễn dịch của bạn hoạt động hiệu quả hơn. Lý do là bởi thành phần của nó có chứa vitamin C.

Tác dụng và bài thuốc từ quả dâu tằm

Quả dâu tằm có nhiều lợi ích với sức khỏe con người

Các bài thuốc trị bệnh từ dâu tằm

Bài thuốc chữa ho, viêm họng:

Dùng vỏ rễ dâu cùng với một số loại dược liệu khác như thiên môn, bách bộ, sâm bố chính, cam thảo dây, vỏ quýt, xạ can. Tất cả những loại dược liệu này, đem phơi khô và sắc nước uống hàng ngày. Ngoài ra có thể nấu thành cao.

Chữa ho gà: Dùng vỏ rễ dâu cùng với những loại dược liệu khác như củ sả, hạnh nhân, quả hồng bì, ô mai, kinh giới, cam thảo cát cánh, bạc hà. Mỗi vị cần khoảng 50g. Sau đó tiến hành sắc với nhiều lần nước. Cô lên để lấy nước cốt đặc, sau đó cho thêm đường và nấu thành siro. Mỗi lần uống chỉ lấy một thìa cà phê, mỗi ngày uống 3 lần.

Chữa đau dây thần kinh tọa: Cần chuẩn bị cành dâu, thổ phục linh, ngưu tất, thiên niên kiện, mỗi loại 12g. Lá lốt, cà gai leo và đỗ đen, mỗi loại 10g. Sắc uống một thang/ngày và kiên trì dùng trong thời gian dài.

Chữa ho trẻ em: Dùng 12g lá dâu non, 10g lá hẹ rửa sạch và giã nhỏ, sau đó đem trộn cùng với 3 thìa cà phê mật ong, đem hấp cho chín. Sau đó, đề nguội và dùng trong ngày.

Bài thuốc chữa mất ngủ, đau lưng: Dùng quả dâu đã chín, phơi khô cùng với hạt vừng đen, hạt sen đã bỏ tâm cùng với đỗ đen. Mỗi loại 100g, dùng để sao vàng, tán nhỏ, rây bột mịn và kết hợp với mật ong để làm thành từng viên thuốc bằng hạt ngô. Ngày uống 2 lần và mỗi lần khoảng 30 viên.

Tác dụng và bài thuốc từ quả dâu tằm

Dâu tằm được biết đến với khả năng chữa được nhiều loại bệnh.

Cách chế biến quả dâu tằm

Làm nước dâu rất đơn giản, tuy nhiên, khi ngâm cần lưu ý rửa sạch, ngâm đúng tỷ lệ quả dâu – đường để có loại nước ngon nhất.

Các ngâm nước dâu tằm với đường

Nguyên liệu ngâm nước dâu

1kg dâu tằm

500gr đường

Chọn quả chín có màu tím sẫm, không bị dập nát, hư hỏng.

Cách làm:

Cắt bỏ cuống trên quả dâu, rửa nhẹ tay, nước cuối cùng rửa bằng nước muối pha loãng. Vớt dâu ra rổ, để ráo nước.

Nấu một nồi nước sôi, khi còn nóng khoảng 80 độ, dội qua rổ dâu (cách này giúp dâu khi ngâm lâu không bị mốc hay nổi váng)

Rải một lớp đường vào lọ, tiếp đến một lớp dâu cho đến hết. Trên cùng rải thêm một lớp đường.

Khi ngâm được 5-7 ngày thì mang hỗn hợp dâu ra để lọc qua rây.

Lấy riêng nước dâu đun sôi khoảng 15 phút, để thật nguội rồi cất vào lọ (cách này giúp bảo quản siro dâu được lâu hơn).

Riêng bã dâu, cho ít rượu vào ngâm chừng vài ngày là có ngay rượu dâu để thưởng thức.

Cách ngâm dâu tằm với mật ong

Nguyên liệu

1,5kg dâu tằm.

1l mật ong ngon.

0,5kg đường cát trắng.

Cách làm

Bước 1: Rửa dâu và sơ chế với nước muối ấm như hướng dẫn trong cách ngâm dâu tằm với đường ở trên. Sau khi rửa, bạn rải dâu ra khay rồi hong cho khô nước.

Bước 2: Sau khi dâu đã khô, cho dâu vào hũ thủy tinh, đổ mật ong vào, đậy nắp, để nơi thoáng mát, dễ quan sát.

Bước 3: Sau khi ngâm được 2 đến 3 ngày, nếu quan sát thấy dâu tằm có dấu hiệu trương hoặc lên men, bạn dùng đũa gỗ hoặc đũa tre đảo đều cho dâu và mật ong quyện vào nhau rồi chuyển hũ sang chỗ thoáng mát hơn. Tuyệt đối không đặt hũ dâu ở nơi có nhiệt độ cao, ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào vì như vậy sẽ khiến dâu nhanh lên men.

Bước 4: Sau khi ngâm dâu với mật ong được khoảng 7 – 10 ngày, bạn dùng rây lọc lấy nước cốt. Rót nước cốt dâu vào chai thủy tinh và bảo quản trong ngăn mát để dùng dần. Phần thịt dâu bạn có thể tận dụng để làm mứt dâu tằm.

Bước 5: Để làm mứt dâu tằm, bạn cho khoảng 0,5kg đường vào phần xác dâu, xóc nhẹ tay để đường và dâu trộn đều, nhanh tan. Sau khi đường tan hết, bạn cho hỗn hợp vào chảo, sên trên lửa vừa cho đến khi sánh lại là đã có món mứt dâu tằm thơm ngon.

Lưu ý khi dùng dâu tằm

Cách dùng:

Tùy từng bộ phận sử dụng và mục đích sử dụng mà dâu tằm có nhiều cách dùng khác nhau:

Rễ, vỏ, cây ký sinh có thể rửa sạch, phơi khô rồi sắc nước uống. Liều dùng từ 6-18 g/ ngày, tang ký sinh dùng 12 – 20g/ ngày.

Lá dâu có thể dùng tươi để nấu canh, hãm uống như nước trà; Hoặc phơi khô, sắc nước uống. Liều dùng từ 6-18 g/ ngày.

Quả ăn tươi, ngâm đường hoặc ngâm rượu.

Một số lưu ý khi sử dụng dâu tằm:

Không nên dùng ở một số bệnh nhân có có thể quá suy nhược, các bệnh lý ho do lạnh không có đờm; bệnh nhân đại tiện lỏng; bệnh lý viêm đường tiết niệu; mộng tinh; phụ nữ đang cho con bú.

Thận trọng khi dùng đối với những người có cơ địa quá dị ứng.

Sử dụng thuốc có nguồn gốc rõ ràng, tránh các loại cây sử dụng các loại thuốc kích thích hay thuốc bảo vệ thực vật. Lá nên chọn loại tươi, không bị dập nát, úa vàng. Quả mọng chín kỹ chuyển màu đen để có nhiều dinh dưỡng hơn.

Ngâm quả nên chọn các loại bình sứ, bình thủy tinh, không sử dụng các bình kim loại như nhồm, đồng, sắt làm giảm hoạt tính của thuốc.

   nguồn : tạp chí sức khỏe việt