Quy Tỳ Hoàn Thang – Bài Thuốc Bồi Bổ Sức Khỏe

Quy Tỳ Hoàn Thang do Danh y Nghiêm Dụng Hòa (đời Tống, Trung Quốc) lập phương, viết trong sách Tế sinh phương.  Bài thuốc đã tồn tại gần 1.000 năm, được nhiều danh y sử dụng và hiện vẫn chứng tỏ giá trị của nó dù xã hội có nhiều thay đổi.

Mới đây, các nhà nghiên cứu tại Huế phát hiện tờ châu bản có bài Quy tỳ thang dùng để điều trị bệnh bồi bổ sức khỏe của cho vua Minh Mạng. Cũng tại Huế, người ta tìm được cứ liệu chứng tỏ Quy tỳ thang dùng chữa bệnh hiếm muộnvô sinh rất hiệu quả

thang dong y thao duoc

Bài thuốc cơ bản dùng cho người kém ăn, mất ngủ, đi ngoài lỏng 

   Bạch truật 20g, Bạch linh (tốt nhất là Phục thần bỏ gỗ) 20g, Hoàng kỳ (bỏ mấu) 20g, Long nhãn 20g, Táo nhân sao 20g, Nhân sâm 10g (nếu không có Nhân sâm thì thay bằng Đẳng sâm 20g). Mộc hương 8g, Đương quy 4g, Viễn trí sao 4g.

  • Có thể tán khô, mỗi lần 20g có thêm Gừng tươi một lát, Đại táo 1 quả cho một bát nước, sắc lấy 7 phần, uống nóng không ấn định thời gian; ngày 2-3 lần.
  • Thang thuốc trên sắc với 3 bát nước lấy 1 bát như thông thường. Mỗi thang thêm 3 lát gừng, 3 quả táo, uống nóng ngày 2-3 lần.
  • Kiện tỳ, dưỡng tâm, ích khí bổ huyết.

  • Do suy nghĩ quá độ, làm thương tâm tỳ, sinh hồi hộp hay quên, sợ hãi, ra mồ hôi trộm, người nóng cảm giác mệt mỏi, ăn ít ngủ kém.
  • Phụ nữ tỳ hư khí nhược, băng lậu (Đây là hội chứng suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh điển hình).
  • Sâm – Kỳ – Truật – Thảo có tác dụng ôn bổ tỳ, ích khí. Viễn trí, Táo nhânLong nhãn, Đương quy: cam, ôn, toan, khổ có tác dụng dưỡng tâm bổ huyết an thần; Mộc hương lý khí tĩnh tỳ, làm cho thuốc dù bổ nhưng không bị trệ. Vì vậy bài “Quy tì” này vừa là bài thuốc quan trọng để dưỡng tâm, bổ tỳ lại có thể ích khí dưỡng huyết rất tốt. Theo YHCT: tâm tàng thần mà chủ huyết, Tỳ chủ suy tư và thông huyết. Suy nghĩ lo lắng quá nhiều làm tổn thương tâm tỳ, vì vậy gây tỳ khí bị gò bó, gây kém ăn mất ngủ: Tỳ vị lại là nguồn cung cấp khí huyết. Tỳ hư thì huyết thiếu, mà huyết thiếu thì tâm bị hư, gây nên hồi hộp hay quên. Người có cảm giác lo sợ, mồ hôi ra nhiều không kiểm soát được, cứ như vậy từ nhân dẫn đến quả, huyết thiếu dẫn đến suy nhược, và suy nhược lại càng làm cho huyết thiếu… vòng quanh gây cho bệnh nhân ngày càng ốm yếu. Vì vậy bài “Quy tì” này có tác dụng bổ tâm ích tỳ, làm khí vượng huyết tăng, làm cho các triệu chứng mất ngủ, kém ăn, hồi hộp, hay quên đều lần lượt biến mất.
  • Thêm nữa, khi phụ nữ tỳ hư, khí nhược không thể thống huyết nên sinh băng lậu, khí hư. Dùng bài “Quy tì” này, các triệu chứng được chữa hình như khác nhau, nhưng cơ chế chữa lại thống nhất đó là cái kỳ diệu của bài thuốc nói riêng hay của y học cổ truyền vậy..
  • Gia giảm:

    Diệu phương tán là “Quy tì” đựợc gia giảm gồm Phục linh, Phục thần, Nhân sâm, Cát cánh, Cam thảo, Viễn trí, Hoàng kỳ, Thần sa, Xạ hương, Mộc hương dùng để chữa nam nữ tâm khí bất túc (thiếu) ra mồ hôi trộm, ăn uống kém, ủy mị buồn sầu, khó ngủ, tính khí thất thường, đầu óc lơ mơ, hoa mắt chóng mặt… có hiệu quả tốt.

  • Công thức: tính cho 1 hoàn 8 gam:
    • Đương quy (Radix Angelicae sinensis): 0.6152 g
    • Bạch linh (Poria): 0,6152 g
    • Bạch truật (Rhizoma Atractylodis macrocephalae): 0,6152 g
    • Hoàng kỳ (Radix Astragali): 0,6152 g
    • Đại táo (Fructus Ziziphi jujubae): 0,3080 g
    • Táo nhân (Semen Ziziphi mauritianae): 0,3080 g
    • Long nhãn (Arillus Longan): 0,3080 g
    • Đảng sâm (Radix Codonopsis pilosulae): 0,3080 g
    • Viễn chí (Radix Polygalae): 0,1536 g
    • Cam thảo (Radix Glycyrrhizae): 0,0976 g
    • Mộc hương (Radix Saussureae lappae): 0,0560 g
    • Mật ong (Mel) vừa đủ: ………8,0g

Chỉ định:

Kiện tỳ, dưỡng huyết, ích khí, an thần. Chủ trị tâm tỳ đều hư, hơi thở ngắn, tim đập mạnh, mất ngủ, ngủ hay mê, chóng mặt, chán ăn, mệt mỏi, đại tiểu tiện ra máu, suy nhược thần kinh, thiếu máu, kinh nguyệt không đều.

Cách dùng:

  • Người lớn: Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 – 2 hoàn.
  • Trẻ em: Liều dùng bằng 1/2 liều người lớn
  • Uống với nước ấm hoặc nước gừng
  • Chống chỉ định: Mẫn cảm với thành phần của thuốc.

Bài Quy tỳ thang được các thầy thuốc dùng chữa cho những người thuộc dạng bệnh: Tâm Tỳ lưỡng hư. Những người này có các triệu chứng: hư yếu, thể lực bị giảm sút, sắc mặt kém, thiếu máu, tinh thần bất an, đánh trống ngực dồn dập, hay quên, đêm ít ngủ,  lo nghĩ vẩn vơ, hoặc bị sốt, đổ mồ hôi trộm, chân tay mệt mỏi, đại tiện có chiều hướng khó, ở phụ nữ thì kinh nguyệt thất thường, ở đàn ông thường bị chứng dương nuy, xuất tinh sớm.

Nguồn :  Nam Dược An Giang